- Công ty CP Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Nam
- Công ty TNHH Dung dịch khoan MI - Vietnam
- Chi nhánh DMC - Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp (DMC-ITS)
- Chi nhánh dịch vụ Hóa chất dầu khí CS
- Chi nhánh Tổng công ty DMC - Công ty Dung dịch khoan & Dịch vụ giếng khoan (DMC-WS)
- Công ty TNHH PVChem-Tech
- Chi nhánh Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ Dầu khí (PVChem - RT)
Dịch vụ nâng cao hiệu quả cho khai thác Dầu khí
Các dịch vụ thu hồi dầu khí tăng cường tại PVChem
- Xử lý vùng cận đáy giếng nhằm tăng hiệu quả khai thác giếng;
- Xử lý loại trừ tích tụ muối vô cơ trong lòng giếng, trong cần ống khai thác và hệ thống thiết bị bề mặt;
- Xử lý loại trừ tích tụ parafin trong cần ống khai thác, hệ thống thiết bị xử lý, vận chuyển dầu thô;
- Tăng hiệu quả hoạt động của giếng khai thác theo phương pháp gaslift;
- Nâng cao hệ số thu hồi dầu khí tăng cường;
- Đánh dấu độ ngập nước trong mỏ bằng các chất hóa học;
- Nghiên cứu đảm bảo dòng chảy cho khai thác phát triển mỏ dầu khí.
- Lựa chọn hóa phẩm phục vụ khai thác, xử lý và vận chuyển, chế biến dầu khí;
- Hóa chất và tư vấn công nghệ bơm trám xi măng giếng khoan.
Các đơn vị thực hiện Dịch vụ nâng cao hiệu quả cho khai thác Dầu khí:
- Công ty TNHH Dung dịch khoan và Dịch vụ Dầu khí (DMC)
- Công ty TNHH PVChem - Tech (PVChem - Tech)
Phương pháp tăng cường thu hồi dầu khí mà PVChem sử dụng
Các phương pháp tăng cường thu hồi dầu khí được chia thành hai nhóm chính đó là: nhóm sử dụng nhiệt và nhóm không sử dụng nhiệt. Tùy thuộc vào tính chất của vỉa chứa sẽ quyết định đến việc lựa chọn sử dụng phương pháp cho thật phù hợp. Đây là một trong những cách hiệu quả giúp nâng cao hệ số thu hồi dầu tự nhiên mà giảm thiểu tối đa chi phí, nên được rất nhiều mỏ dầu áp dụng.
1. Phương pháp đốt cháy trong lòng vỉa
Quy trình khi thực hiện phương pháp này như sau: thiết bị đốt nóng bằng điện hoặc bằng khí được đặt ở dưới đáy của giếng bơm ép sẽ làm nhiệm vụ đốt nóng một phần vỉa tạo nên vùng có nhiệt độ cao. Sau khi đốt cháy ở vùng cận đáy giếng, dưới tác nhân oxy hóa được bơm vào giếng dầu sẽ bắt lửa và tạo nên lò cháy nhân tạo khởi điểm. Tiếp tục bơm thêm tác nhân oxy hóa vào cho đến khi lửa cháy ổn định. Lúc này dầu sẽ theo các hướng chuyển động tới vùng giếng khai thác.
Phương pháp đốt cháy trong lòng vỉa đem lại nhiều triển vọng trong tương lai dành cho các giếng ngang
Quá trình đốt cháy này sẽ làm giảm đáng kể độ nhớt và cracking hydrocacbon nặng để tạo ra các phần nhẹ hơn, đẩy lên trên giếng khai thác. Phần nhựa dạng nặng dạng than cốc được tận dụng trở thành nguyên liệu đốt cháy tiếp tục chuyển động lên phía trước.
Phương pháp này đã được áp dụng từ những năm 1970. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại lại có khá ít dữ liệu công bố về tính thương mại của phương pháp đốt cháy trong lòng vỉa. Một số nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, đây sẽ là phương pháp đem lại rất nhiều triển vọng trong tương lai, đặc biệt là các giếng ngang.
2. Phương pháp vi sinh sử dụng vi khuẩn
Phương pháp vi sinh sử dụng vi khuẩn có khả năng biến đổi tạo thành khí và axit hữu cơ từ các phân tử liên kết theo chuỗi dài hydrocacbon. Các khí khi hòa tan sẽ làm giảm thiểu đáng kể độ nhớt của dầu, axit làm nhiệm vụ hòa tan khoáng vật cacbonat giúp tăng tiết diện thấm hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động đơn giản này đã giúp gia tăng sản lượng khai thác cũng như hệ số thu hồi dầu lên đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải duy trì được từ 108-1020 con vi khuẩn/ml tùy vào từng điều kiện cụ thể. Cách tốt nhất đó là bơm dung dịch nhân giống vi khuẩn tạo khí cho đến khi đạt số lượng theo yêu cầu.
3. Phương pháp bơm ép Polymer
Từ những năm 1980, phương pháp bơm ép polymer đã được hoàn thiện và ứng dụng vô cùng rộng rãi ở những vỉa cát kết. Phương pháp này có khả năng cải thiện đáng kể diện tích quét theo phương ngang, phương thẳng đứng nhờ cơ chế tăng dịch chuyển những vùng có độ nhớt, tạo điều kiện để lượng dầu dư dịch chuyển về giếng dầu.
4. Các phương pháp hóa học khác
Một số phương pháp hóa học khác cũng được áp dụng nhiều tại các vỉa kết như: alkali, hoạt tính bề mặt (imogen và không imogen), phương pháp alkaline polymer, Surfactant-polymer, Alkali-surfactant-polymer.
Phương pháp hoạt tính bề mặt không imogen có khả năng hòa tan cực kỳ tốt
Trong ngành công nghiệp dầu khí, người ta chú ý nhiều hơn cả đến phương pháp hoạt tính bề mặt không imogen do có khả năng hòa tan cực kỳ tốt trong dung dịch muối KCL và không xảy ra hiện tượng lắng đọng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp làm giảm sức căng bề mặt của nước giữa ranh giới dầu với bề mặt đất đá hiệu quả, nhờ đó đẩy hoàn toàn được dầu từ trong vỉa ra. Không những thế, dung dịch chứa hoạt tính bề mặt có khả năng hòa tan được những cục dầu bị nước bao bọc tối đa.
Các chất hoạt tính bề mặt thường có nhiều chức năng riêng biệt. Do vậy, tùy thuộc vào tính chất vỉa cũng như trạng thái dầu và nước để lựa chọn hoạt tính bề mặt cho thật phù hợp.
5. Phương pháp bơm ép khí
Mỏ dầu nhẹ, condensate hay mỏ dầu dễ bay hơi, vỉa đá vôi thường sử dụng phương pháp bơm ép khí khá nhiều. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm liên tục hoặc bơm định kỳ một loại khí cùng với nước. Khi bơm với áp suất lớn hơn áp suất tối thiểu, khí bị hòa tan khiến độ nhớt của nước và dầu thay đổi, dẫn đến ứng suất bề mặt trên ranh giới dầu – nước giảm giúp nâng cao tính linh hoạt của dầu lên đáng kể. Các loại khí được sử dụng để bơm ép trong phương pháp này bao gồm: khí CO2, N2
Trên đây PVChem đã giới thiệu đến bạn các phương pháp tăng cường thu hồi dầu khí hiệu quả mà chúng tôi sử dụng. Tùy thuộc vào tính chất của vỉa dầu để lựa chọn một phương pháp cho thật phù hợp. Hầu hết các phương pháp này đều đã được áp dụng và cho hiệu quả kinh tế rất cao, nâng cao sản lượng khai thác tối đa mà tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Nếu bạn muốn tư vấn thực hiện tăng lưu lượng dầu khí hãy liên hệ ngay PVChem để được hỗ trợ nhé!
để được tư vấn cụ thể