024-38.56.28.61 Email: mail@pvchem.com.vn Ioffice
TỔNG CÔNG TY HÓA CHẤT VÀ DỊCH VỤ DẦU KHÍ - CTCP

3 phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng cải thiện lưu lượng khai thác dầu

Khai thác dầu mỏ là một trong những ngành công nghiệp mang lại nguồn thu cực kỳ lớn cho đất nước. Tuy nhien trong quá trình khai thác dầu mỏ thường xuất hiện hiện tượng nhiễm bẩn thành hệ. Do đó, cần phải nhanh chóng sử dụng các phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng để cải thiện lưu lượng khai thác. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Tại sao cần phải xử lý vùng cận đáy giếng

Tăng hệ số thu hồi dầu khí và kéo dài thời gian khai thác là một trong những mục tiêu mà các mỏ dầu khí luôn hướng tới. Đó là lý do tại sao một số đơn vị khai thác phải thường xuyên tiến hành giải pháp công nghệ tối ưu tác động lên vùng cận đáy giếng. Một số nguyên nhân làm nhiễm bẩn thành hệ vùng cận đáy giếng có thể kể đến như:

  • Sự trương nở của các khoáng vật sét có trong các tầng sản phẩm khi tiếp xúc với nước, nhất là dung dịch có độ kiềm cao khiến các lỗ rỗng của tầng chứa bị co thắt
  • Quá trình chống ống và trám xi măng làm giảm độ thấm bề mặt

  • Dung dịch hoàn thiện giếng bị nhiễm bẩn

  • Khai thác với tốc độ cao hoặc giảm áp suất một cách đột ngột

  • Quá trình sửa chữa và xử lý giếng

Để khắc phục hiệu quả những nguyên nhân khiến vùng cận đáy giếng bị nhiễm bẩn, các đơn vị khai thác đã tiến hành hàng loạt phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng, cải thiện đáng kể hệ số thu hồi dầu khí.

2. Các phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng

Tùy thuộc vào đặc điểm từng mỏ khai thác khác nhau để áp dụng phương pháp cho thật phù hợp. Hầu hết những phương pháp này để có nguồn gốc từ nước ngoài và đang ngày càng hoàn thiện hơn cả bề công nghệ thực hiện lẫn thiết bị chuyên dụng. Một số phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng phải kể đến đó là:

2.1  Vỡ vỉa thủy lực

Bản chất của phương pháp này đó là bơm dung dịch vỡ vỉa, có thể là gốc dầu hoặc gốc nước vào trong giếng với áp suất cao. Lưu lượng lớn sẽ dễ dàng tạo ra khe nứt trong vỉa khiên chúng tự bong tróc. Vỡ vỉa thủy lực đóng vai trò:

cac-phuong-phap-xu-ly-vung-can-day-gieng
Bơm dung dịch vỡ vỉa, có thể là gốc dầu hoặc gốc nước vào trong giếng với áp suất cao

  • Cải thiện độ thấm của tầng đá chứa

  • Nâng cao hệ số sản phẩm của giếng

  • Giảm thiểu tối đa tổn thất áp suất, giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng vỉa

  • Gia tang sản lượng khai thác dầu, cải thiện hệ số thu hồi dầu mỏ

  • Rút ngắn thời gian thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế

2.2  Đạn hơi tạo áp suất kết hợp với xử lý axit

Đạn hơi tạo áp suất được thả từ dây cáp điện xuống cùng cận đáy giếng rồi cho phát nổ. Lúc này với áp suất cao, vỉa sẽ vỡ ra cực kỳ nhanh chóng.

Ưu điểm của phương pháp này đó là tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức mà vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ. Sử dụng đạn hơi tạo áp suất kết hợp với xử lý axit vừa tạo ra những khe nứt mới, vừa xử lý chất cặn nhanh chóng.

Tuy nhiên phương pháp này được đánh giá rất mạo hiểm. Chỉ khi có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại thì mới nên áp dụng vì rất dễ làm biến dạng cột ống hoặc rối cáp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giếng khoan.

2.3  Xử lý bằng axit

Xử lý bằng axit áp dụng được với những vỉa có nhiệt độ thấp, đem lại hiệu quả cao trong tầng mioxen, hay oligoxen. Sự thâm nhập sâu của axit vào trong vỉa giúp gia tăng sự bao bọc tác dụng lên toàn bộ sản phẩm. Xử lý vỉa bằng axit có thể áp dụng theo các cách như:

cac-phuong-phap-xu-ly-vung-can-day-gieng
Phương pháp nhũ tương axit được sử dụng rất rộng rãi

  • Dung dung dịch axit: axit HCl, axit HF, axit acetic CH3COOH cùng với chất chống ăn mòn

  • Rửa axit

  • Bọt axit

  • Nhũ tương axit

Trên thực tế phương pháp nhũ tương axit là phương pháp được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao nhất ở các mỏ khai thác hiện nay. Công nghệ không phức tạp, áp suất làm việc không cao, tính ăn mòn thép thấp mà vẫn có khả năng xâm nhập sâu. Tuy nhiên, cần phải lưu ý thật kỹ thời gian đóng giếng sau mỗi chu kỳ bơm ép axit để đảm bảo nồng độ và tỷ lệ pha chế nhũ tương phù hợp với tính chất tầng chứa.

Hiệu quả kinh tế mà các phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng mang lại không thể phủ nhận được. Theo thời gian, việc khai thac khiến áp suất vỉa giảm dần khiến công việc xử lý ngày càng gặp nhiều khó khăn. Do đó phải đầu tư hoàn thiện thêm về công nghệ cũng như trang thiết bị để nâng cao hiệu quả xử lý. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

PVChem đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cao hiệu quả thu hồi tăng cường dầu khí hàng đầu Việt Nam. Nên nếu bạn muốn tham khảo dịch vụ của chúng tôi hãy liên hệ ngay số Hotline:  (+84.24) 38562861 nhé!

 
Các tin khác