- Công ty CP Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Nam
- Công ty TNHH Dung dịch khoan MI - Vietnam
- Chi nhánh DMC - Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp (DMC-ITS)
- Chi nhánh dịch vụ Hóa chất dầu khí CS
- Chi nhánh Tổng công ty DMC - Công ty Dung dịch khoan & Dịch vụ giếng khoan (DMC-WS)
- Công ty TNHH PVChem-Tech
- Chi nhánh Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ Dầu khí (PVChem - RT)
Các tiêu chuẩn lắp đặt giàn giáo xây dựng và quy trình chuẩn an toàn
Giàn giáo xây dựng là một bộ phận quan trọng, công cụ làm việc, nâng đỡ toàn bộ phần công trình xây dựng. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả thi công thì nhà thầu xây dựng cần tuân thủ tiêu chuẩn lắp đặt giàn giáo xây dựng và các cách lắp đặt đạt chuẩn, an toàn.
1. Tiêu chuẩn lắp đặt giàn giáo xây dựng
Vì là bộ phận quan trọng, chống đỡ phần công trình bên trên nên giàn giáo cần đạt chuẩn về trọng tải và những tiêu chí khác để có thể đảm bảo an toàn trong xây dựng. Giàn giáo còn quyết định tới chất lượng công trình, năng suất làm việc và tiến độ công trình. Quy trình lắp đặt, tháo dỡ giàn giáo cần được thực hiện bởi những người có kiến thức và kinh nghiệm, cần tuân theo các tiêu chuẩn đã được quy định trong lĩnh vực xây dựng.
Lắp đặt giàn giáo cần tuân thủ theo tiêu chuẩn
Một số tiêu chuẩn lắp đặt giàn giáo xây dựng bạn cần biết:
- Khi lắp đặt, các bộ phận dùng để lắp đặt tạo nên bộ giàn cần đảm bảo tính kỹ thuật, phù hợp với hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo được các yêu cầu khắt khe về kích thước, trọng lượng, cường độ. Chất liệu, kết cấu các bộ phận phải đủ để chịu được lực lớn mà vẫn an toàn, đạt trọng tải theo thiết kế.
- Bộ giàn giáo cần được làm từ vật liệu chắc chắn, kèm theo đó là cấu tạo gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt hay tháo dỡ, phù hợp với điều kiện môi trường nơi có công trình được thi công
- Giàn giáo chất lượng, đạt chuẩn sẽ có thể tái sử dụng, sử dụng lâu dài mà độ bền chắc vẫn đảm bảo
- Giàn giáo có tính linh động cao, tháo lắp dễ dàng và khả năng luân chuyển giữa các khu vực tốt.
- Quá trình lắp đặt cần có sự giám sát chặt chẽ, được chỉ đạo bởi phòng ban kỹ thuật có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm
- Khu vực mặt bằng lắp đặt giàn giáo cần đảm bảo ổn định, tránh sụt lún
2. Quy trình lắp đặt giàn giáo đạt an toàn
2.1. Các khâu lắp giàn giáo
Quy trình lắp đặt giàn giáo theo tiêu chuẩn lắp đặt giàn giáo xây dựng sẽ cần thực hiện đầy đủ, đúng quy trình theo các bước:
Bước 1: Tiến hành dựng chân phần cột đỡ bộ giàn giáo, bên dưới kê thêm đệm để hỗ trợ chống nhún, chống trượt cho cột. Khâu chuẩn bị cột chống là khâu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Tất cả các phần khung cột đều được thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế, sai một ly là có nguy cơ ảnh hưởng tới toàn bộ phần khung bên trên.
Bước 2: Tiến hành lắp cột đỡ vào chân cột theo đúng chiều thẳng đứng và sử dụng giằng neo đúng với bản thiết kế đã được thông qua
Bước 3: Tiến hành dựng phần khung giàn giáo, lắp giằng chéo chắc chắn để đảm bảo độ an toàn, vững chãi của khung. Số lượng các móc treo cùng với dây chằng hay bộ phận khác của giàn giáo cần đúng theo như thiết kế đưa ra, không được thiếu không được thừa
Bước 4: Khi đã lắp phần khung sẽ lắp phần sàn thao tác sao cho công nhân có thể vận chuyển được. Sàn của giàn giáo phải được lắp chặt vào khung giàn giáo để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công.
Hệ thống giàn giáo cho một công trình
2.2. Một số lưu ý
Một số lưu ý gửi đến bạn để quá trình lắp đặt giàn giáo đúng theo tiêu chuẩn lắp đặt giàn giáo xây dựng và an toàn tuyệt đối:
Đối với các hệ giàn giáo có chiều cao từ 6m trở lên thì cần chia phần sàn thành 2 sàn thao tác. Trong đó một mặt sàn phục vụ làm việc, một mặt sàn dùng để bảo vệ. Tránh việc cả hai mặt sàn đều sử dụng cùng một lúc không đảm bảo an toàn.
Với những hệ giàn giáo có chiều cao từ 12m trở lên thì khi thiết kế và thi công cần lắp dựng một khoang riêng dành cho phần cầu thang lên xuống. Tiêu chuẩn của phần cầu thang là không được dốc quá 60 độ và cần thiết kế cả tay vịn mới có tính an toàn cao cho công nhân xây dựng.
Một điểm cần lưu ý nữ là cho dù là bộ giàn giáo cao hay thấp thì tuyệt đối khi thi công không cho phép các vật nặng đang được cẩu va chạm trực tiếp lên các phần bề mặt thao tác hay giá đỡ. Điều này đảm bảo độ an toàn, tính vững chắc của giàn giáo. Ngay lúc va chạm có thể sàn chưa bị sập nhưng sau đó trong quá trình thi công, nguy cơ sập lại xảy ra gây nguy hiểm cho công nhân thi công.
Có thể thấy tiêu chuẩn lắp giàn giáo và việc thi công đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần thận, có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm mới làm tốt. Cùng với đó người thực hiện không được gian dối, bởi sai một chi tiết nhỏ là ảnh hưởng tới chất lượng công trình và tính mạng con người.
Trong các công trình xây dựng, để có được bộ giàn giáo đạt tiêu chuẩn lắp đặt giàn giáo xây dựng thì nên chọn đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, đủ uy tín và cần giám sát gắt gao. Tại website của PVChem còn nhiều thông tin hữu ích về xây dựng, giàn giáo, truy cập để cập nhật kiến thức bổ sung cho mình ngay nhé