024-38.56.28.61 Email: mail@pvchem.com.vn Ioffice
TỔNG CÔNG TY HÓA CHẤT VÀ DỊCH VỤ DẦU KHÍ - CTCP

Chi tiết cách tính giàn giáo thi công trong xây dựng

Trong mỗi công trình, giàn giáo thi công là yếu tố không thể thiếu, là phương tiện để giúp công nhân hoàn thiện công trình đó. Giàn giáo hiện nay được sử dụng trong nhiều công trình dân dụng, cầu đường, các lĩnh vực liên quan khác. Để hiểu rõ hơn về giàn giáo và cách tính giàn giáo thi công, hãy cùng PV Chem tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé!

  1. Giàn giáo thi công là gì?

Nói một cách dễ hiểu, giàn giáo thi công là thiết bị giúp người thợ có thể dễ dàng làm việc trên cao, đảm bảo an toàn. Đây là loại thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, trong nhiều công trình khác nhau, để thực hiện các thao tác trong không gian của các nhà cao tầng. Ngoài tên gọi giàn giáo thi công, người ta còn gọi thiết bị này với các tên khác như giáo bao che, giàn giáo xây dựng,...

gian-giao-xay-dung
Giàn giáo thi công là gì?

  1. Phân loại giàn giáo

Hện nay có khá nhiều loại giàn giáo với công dụng và chức năng khác nhau để phù hợp với từng loại công trình.

Giàn giáo khung

Bộ khung giàn giáo loại này sẽ bao gồm đầy đủ các phần: khung giàn giáo, tay giằng chéo, các phụ kiện đi kèm như cùm xoay, kích tăng, cầu thang, mầm giàn, bánh xe, chân giàn cùng cây chống giàn giáo. Trong đó:

  • Khung giàn: là bộ phận chịu lực chính của cả hệ giàn khung

  • Tay giằng chéo: giúp liên kết các khung giàn được đứng cố định.

  • Các phụ kiện còn lại đi kèm bổ trợ thêm cho chức năng của giàn giáo.

Giàn giáo Nêm

Hệ giàn giáo này có cấu tạo như sau:

  • Cây chống đứng: giúp chịu lực chính cho cả hệ

  • Thang giằng: giúp liên kết những cây chống đứng, ổn định cho hệ

  • Tai giằng: là vị trí có tác dụng liên kết giữa cây chống cùng thanh giằng.

  • Phụ kiện khác: tăng U, chân đế, ống nối giáo, cây chống consol,...

cau-truc-gian-giao-nem
Cấu trúc của giàn giáo Nêm

Giàn giáo Ringlock (giàn giáo đĩa)

Hệ giàn giáo Ringlock hay có tên gọi khác là giàn giáo đĩa. Đây là loại giàn giáo được đánh giá là hoàn thiện và chất lượng nhất hiện nay. Ringlock được ra đời dựa trên hệ giáo Nêm và người Đức đã cải tiến thêm các khớp nối để giàn giáo trở nên vô cùng cứng cáp.

  • Thanh chống đứng : giúp chịu lực chính cho hệ giàn Ringlock

  • Thanh giằng ngang: giúp liên kết các thanh chống đứng, tạo độ ổn định cho hệ.

  • Đầu thanh giằng : giúp kết nối thanh giằng với cây chống đứng qua lên kết với mâm đĩa.

  • Chống đà giữa : giúp tăng cường ổn định của hệ chống.

  • Chống consol : liên kết giữa chống đứng và chống ngang tạo nên hệ consol chịu lực.

  • Mâm đĩa : bộ phận gắn ở giữa chân chống đứng, vị trí để thanh giằng liên kết vào.

  • Chốt giàn giáo : giúp cố định các thanh giằng và khung lại với nhau.


gian-giao-Ringlock
Thiết kế chắc chắn của giàn giáo Ringlock

Giàn giáo PAL (giáo chữ A – giàn giáo coma)

PAL được thiết kế dựa trên nguyên tắc của một khung giàn tam giác. Khi thực hiện lắp ráp các đoạn được xếp chồng lên, tạo nên trụ giáo với chân đế có hình vông, cạnh là 1200x1200. Hoặc là chân đế hình tam giác với cạnh 120mm. Từ đó sẽ tạo nên thế khung tam giác này đặt trên khung tam giác kia đến khi đạt được độ cao yêu cầu. Cấu tạo của giàn giáo sẽ bao gồm:

  • Khung tam giác tiêu chuẩn

  • Khớp nối và chốt giữ khớp nối

  • Kích ren được hàn vào đế, tấm đầu

  • Thanh giằng chéo, thanh giằng ngang.

  1. Cách tính giàn giáo thi công chính xác

Định mức giàn giáo thi công là một trong những điều cần thiết phải làm của các đơn vị thi công. Điều này sẽ giúp công trình có được một hệ giàn giáo chính xác, an toàn và đảm bảo chất lượng cho công trình.

Tùy vào mỗi hệ giàn giáo sẽ có nhiều bộ phận và thành phần khác nhau. Chính vì vậy, cách tính giàn giáo thi công cũng sẽ có những cách tính cụ thể để phù hợp. Dưới đây là tổng hợp cách tính giàn giáo được quy định trong ĐM 24-1776 bạn có thể tham khảo:

  • Chiều cao của giàn giáo được tính là chiều cao từ cốt mặt nền, sàn hiện tại đến cao độ lớn nhất đảm bảo đủ các điều kiện thuận lợi trong việc thi công kết cấu.

  • Dàn giáo ngoài được tính theo diện tích hình chiếu thẳng góc trên mặt ngoài của kết cấu.

  • Giàn giáo trong chỉ được sử dụng khi thực hiện các công tác có chiều cao từ 3,6m trở lên và được tính dựa theo hình chiếu bằng. Chiều cao của giàn giáo sẽ được tính từ mặt nền sàn trong nhà đến chiều cao 3,6m để làm lớp chuẩn gốc. Tiếp theo đó, cứ mỗi khoảng tăng chiều cao thêm 1,2m sẽ là một lớp để cộng dồn.

cach-tinh-gian-giao
Các định mức giàn giáo thi công bạn cần biết

  • Diện tích của giàn giáo hoàn thiện trụ, cột độc lập được tính bằng chiều dài chu vi mặt cắt cột, trụ cộng cho 3,6m nhân vào chiều cao cột.

  • Thời gian dùng giào giáo để thi công trong định mức bình quân là dưới 1 tháng. Nếu cứ kéo dài thời gian sử dụng thêm 1 tháng thì sẽ được tính vào 1 lần hao hụt chi phí vật liệu.

  • Định mức về các hao phí cho công tác bảo vệ an toàn và che chắn đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công được tính riêng.

Hi vọng những thông tin về giàn giáo cũng như các định mức giàn giáo thi công trong bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn. Đừng quên truy cập website https://pvchem.com.vn/ của PV Chem để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác!

>>> Tham khảo: Dịch vụ lắp đặt giàn giáo xây dựng theo tiêu chuẩn BS 1139

Các tin khác